Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hàm RATE, NPER, PMT!

2 posters

Go down

Hàm RATE, NPER, PMT! Empty Hàm RATE, NPER, PMT!

Bài gửi by phamtuananh 18/10/2009, 10:48

Mấy hàm liên quan đến bài tập kinh tế vi mô(nguồn http://www.giaiphapexcel.com/)
Hàm RATE()

Tính lãi suất của mỗi kỳ trong một niên kim (annuity), hay là tính lãi suất của mỗi kỳ của một khoản vay.
RATE() được tính bởi phép lặp và có thể có một hay nhiều kết quả. Nếu
các kết quả của RATE() không thể hội tụ vào trong 0.0000001 sau 20 lần
lặp, RATE() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
<blockquote>
Cú pháp
: = RATE(nper, pmt, pv, fv, type, guess)
<blockquote>Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng
tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào
công thức để làm giá trị cho nper.

Pmt
: Số tiền phải trả trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi trong suốt năm. Pmt
bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (không bao gồm lệ phí và thuế). Ví dụ,
số tiền phải trả hằng tháng là $10,000 cho khoản vay mua xe trong 4 năm
với lãi suất 12% một năm là $263.33; bạn có thể nhập -263.33 vào công
thức làm giá trị cho pmt.
Nếu bỏ qua pmt thì bắt buộc phải có fv.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai.

Fv
: Giá trị tương lại.
Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau
cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo
hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (ví dụ, sau khi bạn đã thanh toán hết khoản vay thì số nợ của bạn sẽ bằng 0).

Type
: Hình thức tính lãi:
<blockquote>= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo
</blockquote>Guess : Giá trị của lãi suất hằng năm (rate), do bạn dự đoán. Nếu bỏ qua, Excel sẽ mặc định cho guess = 10%.
</blockquote>
Lưu ý
:


  • Nếu RATE() báo lỗi #VALUE! (do không hội tụ), hãy thử với các giá trị khác cho guess.



  • Nper Guess phải sử dụng đơn vị tính toán
    nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm
    là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho guess và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho guess và 4 cho nper.




  • Có lẽ nên nói một chút về khái niệm "niên kim"
    (annuities): Một niên kim là một loạt các đợt trả tiền mặt, được thực
    hiện vào mỗi kỳ liền nhau. Ví dụ, một khoản vay mua xe hơi hay một
    khoản thế chấp, gọi là một niên kim.
    Bạn nên tham khảo thêm các hàm sau, được áp dụng cho niên kim: CUMIPMT(), CUMPRINC(), FV(), FVSCHEDULE(), IPMT(), NPER(), PMT(), PPMT(), PV(), RATE().




  • Trong các hàm về niên kim kể trên, tiền mặt được chi trả
    thể hiện bằng số âm, tiền mặt thu nhận được thể hiện bằng số dương. Ví
    dụ, việc gửi $1,000 vào ngân hàng sẽ thể hiện bẳng đối số -1000 nếu bạn
    là người gửi tiền, và thể hiện bằng số 1000 nếu bạn là ngân hàng.




  • Một đối số trong các hàm tài chính thường phụ thuộc vào nhiều đối số khác. Nếu rate khác 0 thì:
<blockquote><blockquote>Hàm RATE, NPER, PMT! PV1</blockquote></blockquote><blockquote>Nếu rate bằng 0 thì:<blockquote><blockquote>Hàm RATE, NPER, PMT! PV2</blockquote></blockquote></blockquote>
Ví dụ
:


  • Giả
    sử bạn muốn vay trả góp $8,000,000 trong 4 năm, nhân viên ngân hàng sau
    một hồi tính toán, phán rằng mỗi tháng bạn phải trả cả gốc lẫn lãi là
    $200,000. Vậy ngân hàng đó tính lãi suất hằng tháng (hoặc lãi suất hằng
    năm) cho bạn là bao nhiêu ?

<blockquote>Lãi suất hằng tháng (dự đoán lãi suất là 10%/năm):<blockquote>= RATE(4*12, -200000, 8000000) = 1%</blockquote>Lãi suất hằng năm (dự đoán lãi suất là 10%/năm):<blockquote>= RATE(4*12, -200000, 8000000)*12 = 9.24% </blockquote></blockquote>


  • Tính
    lãi suất mỗi năm cho một khoản vay $1,000 trong 2 năm, mỗi năm phải trả
    $100, khi đáo hạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $1,200 ?

<blockquote>= RATE(2, -100, 1000, -1200) = 19% </blockquote></blockquote>




Hàm PMT()

Tính số tiền cố định và phải trả định kỳ đối với một khoản vay có lãi suất
không đổi.
Cũng có thể dùng hàm này để tính số tiền cần đầu tư định kỳ (gửi tiết kiệm,
chơi bảo hiểm..) để cuối cùng sẽ có một khoản tiền nào đó.




Cú pháp
: = PMT(rate, nper, pv,
fv, type)



Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả
lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng
tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12,
hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Nper
: Tổng số kỳ phải trả
lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng,
thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm
giá trị cho nper.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện
giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong
tương lai; cũng có thể xem như số vốn ban đầu (xem thêm hàm
PV)

Fv
: Giá trị tương lại. Với
một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu
là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv,
trị mặc định của fv sẽ là zero (0) (xem thêm hàm
FV)

Type
: Hình thức chi trả:


= 0 : Chi trả vào cuối
mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Chi trả vào đầu mỗi kỳ tiếp theo




Lưu ý
:


  • Rate
    Nper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ:
    Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng
    tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu chi
    trả hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.




  • Kết quả (số tiền) do hàm PMT() trả về bao gồm
    tiền gốc và tiền lãi, nhưng không bao gồm thuế và những khoản lệ phí khác
    (nếu có).
    Nếu muốn chỉ tính số tiền gốc phải trả, ta dùng hàm
    PPMT(), còn nếu muốn chỉ tính số tiền lãi phải trả, dùng
    làm
    IPMT().




Ví dụ
:


  • Bạn mua trả góp một căn hộ với giá $1,000,000,000, trả
    góp trong 30 năm, với lãi suất không đổi là 8% một năm trong suốt thời
    gian này, vậy mỗi tháng bạn phải trả cho người bán bao nhiêu tiền để sau
    30 năm thì căn hộ đó thuộc về quyền sở hữu của bạn ?




= PMT(8%/12, 30*12, 1000000000) = $7,337,645/74

Ở công thức trên, đối số fv = 0, là do sau khi đã thanh toán xong khoản
tiền cuối cùng, thì bạn không còn nợ nữa.
Nhưng ngó lại, và nhẩm một tí, ta sẽ thấy mua trả góp.. thành mua mắc gấp hơn 2
lần ! Không tin bạn thử lấy đáp số nhân với 12 tháng nhân với 30 xem..



  • Bạn muốn có một số tiền tiết kiệm là $50,000,000 sau 10
    năm, biết rằng lãi suất (không đổi) của ngân hàng là 12% một năm, vậy từ
    bây giờ, hằng tháng bạn phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền ?




= PMT(12%/12, 10*12, 0, 50000000) = $217,354.74

Ở công thức trên, đối số pv = 0, là do ngay từ đầu, bạn không có đồng
nào trong ngân hàng cả.






Hàm NPER()

Tính số kỳ hạn để trả một khoản vay có lãi suất không đổi và thanh toán theo
định kỳ với các khoản thanh toán bằng nhau mỗi kỳ.
Cũng có thể dùng hàm này để tính số kỳ hạn gửi vào cho một khoản đầu tư có lãi
suất không đổi, tính lãi theo định kỳ và số tiển gửi vào bằng nhau mỗi kỳ (Vd:
đầu tư vào việc mua bảo hiểm nhân thọ của Prudential chẳng hạn)




Cú pháp
: = NPER(rate, pmt, pv,
fv, type)



Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả
lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn có một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng,
thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay
0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Pmt
: Số tiền phải trả trong
mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi trong suốt năm. Pmt bao gồm cả
tiền gốc và tiền lãi (không bao gồm lệ phí và thuế). Ví dụ, số tiền phải trả
hằng tháng là $10,000 cho khoản vay mua xe trong 4 năm với lãi suất 12% một năm
là $263.33; bạn có thể nhập -263.33 vào công thức làm giá trị cho pmt.
Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có fv.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện
giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong
tương lai.

Fv
: Giá trị tương lại. Với
một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu
là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv,
trị mặc định của fv sẽ là zero (ví dụ, sau khi bạn đã thanh toán hết
khoản vay thì số nợ của bạn sẽ bằng 0).

Type
: Hình thức tính lãi:


= 0 : Tính lãi vào cuối
mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo




Ví dụ
:


  • Có một căn hộ bán trả góp theo hình thức sau: Giá trị
    của căn hộ là $500,000,000, trả trước 30%, số còn lại được trả góp
    $3,000,000 mỗi tháng (bao gồm cả tiền nợ gốc và lãi), biết lãi suất là 12%
    một năm, vậy bạn phải trả trong bao nhiêu năm thì mới xong ?




Ta đi tìm các đối số cho
hàm NPER:



Giá trị căn hộ =
$500,000,000 = fv
Trả trước 30% = - $500,000,000*30% = pv
Số tiền trả góp hằng tháng = - $3,000,000 = pmt
Lãi suất = 12%/năm, do số tiền trả góp là hằng tháng nên phải quy lãi suất ra
tháng, tức rate = 12%/12



Vậy ta có công thức:


= NPER(12%/12,
-3000000, -500000000*30%, 500000000)
= 58 (tháng) hay là 4.82 năm


Thử kiểm tra lại với hàm PMT, nghĩa là coi như
chưa biết mỗi tháng phải trả góp bao nhiêu tiền, nhưng biết là phải trả trong
58 tháng:



= PMT(12%/12, 58, -500000000*30%, 500000000) = $2,982,004


Đáp số không thể chính xác = $3,000,000 vì con số
58 (tháng) ở trên là con số làm tròn. Nếu bạn lấy đáp số của công thức NPER
(chưa làm tròn) ở trên làm tham số nper cho hàm PMT ở dưới, bạn sẽ có
đáp số chính xác là $3,000,000
phamtuananh
phamtuananh
Cống hiến
Cống hiến

Tổng số bài gửi : 165
Join date : 16/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Hàm RATE, NPER, PMT! Empty Re: Hàm RATE, NPER, PMT!

Bài gửi by nguyenduc 19/10/2009, 12:48

Rất hữu ích, thanks!

nguyenduc
Cống hiến
Cống hiến

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 17/09/2009
Age : 44
Đến từ : Bến tre - Hồ chí minh

Về Đầu Trang Go down

Hàm RATE, NPER, PMT! Empty Re: Hàm RATE, NPER, PMT!

Bài gửi by nguyenduc 24/10/2009, 23:19

Nhưng mà mình không thể viết lên giấy thi là dùng hàm PMT, FV, PV cho ra kết quả Sad! Nếu được thì tốt biết mấy hỉ Smile

nguyenduc
Cống hiến
Cống hiến

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 17/09/2009
Age : 44
Đến từ : Bến tre - Hồ chí minh

Về Đầu Trang Go down

Hàm RATE, NPER, PMT! Empty Re: Hàm RATE, NPER, PMT!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết